Gạo lứt là gì? công dụng, giá trị dinh dưỡng & lưu ý

0

Thời gian gần đây, gạo lứt nổi lên như một “siêu sao” trong giới ẩm thực có tác dụng thanh lọc cơ thể, giảm cân. Thậm chí nhiều người còn cho rằng loại gạo này còn có thể chữa trị các bệnh nan y. Thế nhưng, tác dụng của gạo lứt thực sự là gì? Sử dụng chúng như thế nào để có thể đem lại hiệu quả dinh dưỡng cao?

gạo lứt
Nhiều người bất ngờ khi biết công dụng của gạo lứt (Ảnh: Internet)

Gạo lứt là gạo gì?

Gạo lứt là gạo gì? Đây là một loại thực phẩm bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Tùy theo từng vùng miền mà gạo lứt có những tên gọi khác nhau. Trong khi người miền Nam gọi là gạo lứt thì người Bắc Bộ gọi là gạo lật hay gạo rằn. Gạo lứt là loại gạo được xay xát chỉ bỏ lớp vỏ trấu và giữ nguyên lớp vỏ cám. Có nghĩa là chỉ cần gia tăng mức độ xay xát thì gạo lứt sẽ thành gạo trắng. Gạo lứt được ứng dụng chế biến thành cơm, làm bánh, phở, bún, gạo lứt sấy.

tác dụng của gạo lứt
Gạo lứt được phân thành nhiều loại khác nhau (Ảnh: Internet)

Một số loại gạo lứt thường gặp:

  • Gạo lứt tẻ: là gạo lứt của gạo trắng thông thường, nói dễ hiểu là gạo trắng vừa xay bỏ lớp vỏ trấu.
  • Gạo lứt đỏ: là loại gạo được trồng sạch (tức không dùng thuốc trừ sâu), khi xay xát xong sẽ cho vào túi đóng lại và ép chân không.
  • Gạo lứt nếp: là gạo lứt của các loại gạo nếp than, gạo nếp ngỗng, nếp Thái Bình, nếp hương, gạo nguyên cám của giống Nếp cái hoa vàng.
  • Gạo lứt đen: còn được gọi là gạo cấm, loại gạo đen nguyên cám này không tách vỏ cám, bởi lớp vỏ cám này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng.

Bất ngờ với giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Bàn về giá trị dinh dưỡng trong 100g gạo lứt, chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan từng chia sẻ trên báo (vnexpress.net) gạo trắng đã xát hết vỏ trấu, cám nên mất đi một số chất dinh dưỡng. Còn gạo lứt chỉ vừa bóc lớp vỏ trấu nên vẫn còn lớp vỏ cám chứa nhiều chất dinh dưỡng như tinh bột, chất xơ, chất đậm, các nguyên tố vi lượng (magie, canxi, sắt, selen, …), các loại vitamin như B1, B2, B3, B6, …

ThS.BS Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, bệnh viện 198) cũng cho biết, trong số những chất dinh dưỡng của gạo lứt có vitamin B1 và chất xơ chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt cho người tiểu đường cũng là lời khuyên nhiều bác sĩ đưa ra.

tác dụng của gạo lứt rang
Nhiều bác sĩ khuyên dùng gạo lứt để điều trị bệnh

Tác dụng của gạo lứt trong việc bảo vệ sức khỏe

Chính vì giá trị dinh dưỡng cao như vậy nên gạo lứt có những tác dụng thần kỳ trong việc hỗ trợ chữa một số loại bệnh. Những công dụng của gạo lứt được nhiều người biết đến như:

  • Tốt cho hệ thống thần kinh.
  • Giảm nguy cơ bị sỏi thận
  • Ngăn ngừa táo bón, lợi tiểu
  • Ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết
  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Gạo lứt rang chữa bệnh khớp
  • Giảm lượng cholesterol và nhiễm mỡ trong máu
  • Giảm cân bằng bột gạo lứt, duy trì trọng lượng cơ thể
  • Giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn
  • Ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch

gạo lứt là gì
Sử dụng đúng cách sẽ phát huy công dụng của gạo lứt

Cách bảo quản và những lưu ý khi sử dụng gạo lứt

Cách bảo quản

Thông thường, gạo lứt có thể để trong khoảng 4 – 5 tháng. Bạn không nên để gạo lâu hơn khoảng thời gian này vì chất dầu trong lớp cám sẽ bị hư. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc gạo lứt có mùi. Cách bảo quản gạo lứt đúng cách và đơn giản nhất vẫn là cất gạo nơi thoáng mát.

Lưu ý khi ăn

công dụng của gạo lứt
Ăn gạo lứt đúng cách sẽ đem lại hiệu quả cao

Trong gạo lứt có chứa hàm lượng vitamin B1 tương đối cao, đây lại là chất rất dễ hòa tan trong nước. Chính vì thế, trong quá trình chế biến, bạn cần hạn chế vo kỹ, ngâm lâu. Đồng thời, lúc nấu, bạn cũng nên đậy kín nắp vung để lượng vitamin này không bốc hơi thoát ra ngoài.

Mặc dù, gạo lứt rất giàu chất xơ nhưng cũng không thể nào thay thế lượng chất này trong rau củ, trái cây. Vì vậy, ăn gạo lứt đúng cách là các bạn cần bổ sung rau củ, trái cây vào thực đơn ăn kèm với gạo lứt.

Chỉ nên dùng gạo lứt trung bình 2-3 lần/ tuần, tránh sử dụng quá nhiều sẽ gây ra hiện tượng phản tác dụng.

Gạo lứt tương đối cứng, bạn cần phải nấu lâu mới chín. Đặc biệt, khi ăn cần nhai kỹ nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.

Chú ý, gạo lứt chỉ mang lại tác dụng với điều kiện là gạo sạch, không chứa tồn dư của chất hóa học, chất bảo quản.

Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về loại thực phẩm bổ dưỡng – gạo lứt tác dụng của gạo lứt với sức khỏe. Cùng nhanh tay đưa ngay gạo lứt vào thực đơn để chăm sóc sức khỏe mình và người thân nhé. Theo dõi những bài viết về kiến thức nghề bếp của Disney Cooking, nếu như bạn muốn tìm hiểu thêm về Heavy Cream, Whipping Cream, … và nhiều kiến thức ẩm thực khác.

    Đăng ký để được tư vấn miễn phí!




    Scores: 4.7 (14 votes)

    Share.

    Tác giả: Hieu Chef

    Hieu Chef là đầu bếp chuyên ngành Bếp Nóng, đam mê, yêu thích ẩm thực, luôn tìm tòi, sáng tạo các kỹ thuật nấu ăn mới, qua blog này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích áp dụng trong việc nấu ăn hàng ngày và mong muốn được học hỏi, giao lưu thêm về chuyên môn

    Comments are closed.