Cách làm dầu dừa nguyên chất bằng 2 phương pháp nóng lạnh tại nhà

0

Dầu dừa hay tinh dầu dừa là gì? Cách làm dầu dừa nguyên chất thế nào? Dầu dừa chính là một loại dung dịch lỏng được chiết xuất từ quả dừa tươi hoặc khô. Dầu dừa nguyên chất rất có tác dụng đối với sức khỏe và có giá trị cao trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ.

Dầu dừa nguyên chất được sử dụng khá rộng rãi từ rât lâu trong ẩm thực và bên cạnh đó nó còn được xem là một trong nhiều loại thần dược làm đẹp da của các chị em phụ nữ.

Cách làm dầu dừa thoáng qua sẽ khiến bạn nghĩ rằng rất khó và công phu, tuy nhiên nó lại không quá phức tạp bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Hãy thử ngay hướng dẫn sau đây để tự mình làm dầu dừa vừa đảm bảo nguyên chất lại an toàn.

cách làm dầu dừa

Dầu dừa được xem như “thần dược” của nhiều chị em phụ nữ (Ảnh: Internet)

Dầu dừa với nhiều công dụng tốt cho làn da cũng như sức khỏe, luôn là lựa chọn của nhiều bạn gái trong việc chăm sóc da. Khi nghĩ đến việc tự làm dầu dừa tại nhà, nhiều bạn chắc hẳn sẽ cảm thấy phần nào rắc rối và phức tạp. Tuy nhiên, chỉ cần đem phần nước cốt dừa đun qua chảo nóng, bạn sẽ có được chiết xuất tinh dầu dừa, vô cùng đơn giản mà không tốn quá nhiều nguyên vật liệu. Với hướng dẫn các bước chi tiết hy vọng sẽ giúp bạn có thể tự làm dầu dừa tại nhà.

Công dụng của dầu dừa

Dầu dừa được sử dụng trong việc nấu ăn và chế biến thực phẩm, thuốc kháng nấm, vi khuẩn, siêu vi, kem dưỡng da, kem chống nắng, mỹ phẩm, kem đánh răng, thuốc tẩy, chất bôi trơn, nhiên liệu sinh học, và rất nhiều ứng dụng trong dược phẩm và công nghiệp.

công dụng của dầu dừa

Dầu dừa với hơn 50 công dụng (Ảnh: Internet)

Bên cạnh một số tác dụng trong việc chăm sóc sắc đẹp như: giúp lông mì cong dài, dưỡng ẩm da, ủ tóc giúp tóc mềm mượt óng ả, tẩy trang loại bỏ lớp make up và bụi bẩn, trị rạn da, massage thư giãn, dưỡng môi, làm trắng răng, trị gàu… dầu dừa còn giúp giảm cân, trị nấm candida, trị cháy rận, vảy nến, viêm nhiễm do nấm, giảm cơn co giật, điều trị bệnh động kinh…

2 cách làm dầu dừa nguyên chất tại nhà đơn giản nhất

Nguyên liệu

  • 500gr dừa nạo
  • Nước nóng
  • Máy xay
  • Dụng cụ lọc
  • Khăn

1. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng

Bước 1: Sơ chế dừa

Cho 500gr dừa nạo vào máy xay cùng với 300ml nước nóng, xay nhuyễn đến khi có được hỗn hợp sánh mịn.

xay dừa nạo với nước

Xay dừa nạo với nước đến khi hỗn hợp sánh mịn (Ảnh: Internet)

Đổ hỗn hợp dừa đã xay qua một túi lọc, vắt thật chắc để lấy nước cốt dừa .

vắt lấy nước cốt dừa

Vắt chặt tay để lấy được nhiều nước cốt dừa (Ảnh: Internet)

Đem bỏ phần nước cốt dừa vào tủ lạnh qua đêm.

Khi lấy ra từ tủ lạnh, trong tô sẽ có 2 lớp, 1 lớp dầu dừa đã dông đá nổi lên trên và 1 phần nước ở dưới.

làm dầu dừa

Phần dầu dừa trắng sẽ nổi lên trên mặt tô (Ảnh: Internet)

Bước 2: Nấu dầu dừa

Vớt phần dầu dừa trắng ở trên cho vào chảo, đảo đều trên bếp với lửa nhỏ từ 20 – 25 phút đến khi phần xác dừa chuyển qua màu vàng nâu và xuất hiện phần dầu vàng, sau đó lọc qua rây để lấy dầu dừa.

nấu dầu dừa

Đun phần dầu dừa trên chảo với lửa nhỏ (Ảnh: Internet)

dầu dừa tự làm

Dầu dừa tự làm an toàn và nguyên chất (Ảnh: Internet)

Ưu điểm của phương pháp nóng: Dầu dừa được đun nóng nên đã diệt được nhiều vi khuẩn, giúp dầu không đổ mồ hôi và có thể kéo dài thời gian sử dụng (khoảng 2 năm) mà không cần dùng chất bảo quản.

Nhược điểm của phương pháp nóng: Do đun lâu ở nhiệt độ cao nên dưỡng chất trong dầu dừa cũng bị hao hụt một phần nhỏ.

2. Cách làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh

Bước 1: Sơ chế dừa

Bạn thực hiện tương tự bước 1 ở cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng nhưng để phần nước cốt dừa ở nơi khô thoáng qua 24 tiếng đồng hồ.

Bước 2: Lấy phần dầu dừa

Sau thời gian trên, mặt nước cốt dừa sẽ đóng váng trắng ở trên. Lúc này để vào trong ngăn mát tủ lạnh. Giữ nguyên như vậy trong vòng 3 tiếng để lớp váng dầu dừa bên trên đóng lại, sau đó vớt lớp dầu đó ra là đã có được dầu dừa.

Ưu điểm của phương pháp lạnh: Làm dầu dừa bằng phương pháp lạnh, bạn không sử dụng nhiệt nên giữ được nguyên vẹn các dưỡng chất có trong dầu dừa. Cách này giúp tiết kiệm nhiên liệu, và công sức thực hiện.

Nhược điểm của phương pháp lạnh: Tinh dầu không tiết ra hết, thời gian bảo quản ngắn (chỉ trong vòng 1 tuần), thành phẩm không thơm và đẹp như khi làm bằng phương pháp nóng.

Cách bảo quản dầu dừa

Hầu hết các loại dầu dừa nguyên chất sẽ bị tan chảy ở nhiệt độ cao (khoảng 76 độ F). Vì vậy, bạn cần phải bảo quản trong tủ lạnh để không bị mất đi độ nguyên chất, tuyệt đối không để ở ngăn đá tủ lạnh nhằm tránh việc dầu dừa bị đông cứng lại và khi bạn lấy ra để sử dụng sẽ rất khó khăn.

cách bảo quản dầu dừa

Nên bảo quản dầu dừa trong lọ thủy tinh có miệng to (Ảnh: Internet)

Bạn nên cho dầu dừa vào những hũ thủy tinh, hộp thủy tinh có miệng to và tương đối thấp rồi bảo quản trong tủ lạnh. Phòng trường hợp khi dầu dừa bị đông lại những lọ có miệng nhỏ sẽ rất khó để lấy dầu dừa ra được.

Bạn vẫn có thể bảo quản dầu dừa ở nhiệt độ phòng thoáng mát, tránh xa hơi nóng và lửa đun, tuy nhiên hạn sử dụng sẽ không lâu bằng việc bảo quản trong tủ lạnh.

Một vài lưu ý

Bạn vẫn có thể làm dầu dừa bằng nồi cơm điện bằng cách thực hiện lần lượt các thao tác của cách làm dầu dừa bằng phương pháp nóng. Tuy nhiên, ở bước nấu dầu dừa, thay vì dùng chảo, bạn cho phần nước cốt dừa vào nồi cơm điện, cắm điện, mở nắp và đảo đều đến khi phần xác dừa chuyển sang màu nâu vàng thì lọc qua ray để lấy dầu dừa.

dầu dừa nguyên chất

Kiểm tra dầu dừa trước khi sử dụng (Ảnh: Internet)

Bạn cần kiểm tra khoảng 2 tháng/ lần để bỏ những lọ có dấu hiệu hư hỏng. Kiểm tra bằng cách nhìn, ngửi, nếu chúng hư hỏng sẽ có dấu hiệu sau: mùi khó chịu, có màu vàng nhạt, đốm nâu hoặc xanh lá.

Chỉ với vài thao tác làm đơn giản, bạn đã có được một lọ dầu dừa với vô vàn công dụng. Nếu muốn tìm hiểu thêm các kiến thức về nghề bếp cũng như các cách làm dầu từ các thực vật khác, bạn có thể để lại thông tin vào form bên dưới để được tư vấn nhé.

    Đăng ký để được tư vấn miễn phí!




    Scores: 4.2 (13 votes)

    Share.

    Tác giả: Hieu Chef

    Hieu Chef là đầu bếp chuyên ngành Bếp Nóng, đam mê, yêu thích ẩm thực, luôn tìm tòi, sáng tạo các kỹ thuật nấu ăn mới, qua blog này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích áp dụng trong việc nấu ăn hàng ngày và mong muốn được học hỏi, giao lưu thêm về chuyên môn

    Comments are closed.