Thời gian gần đây, mô hình mở quán cơm bình dân nhận được sự quan tâm của nhiều người bởi tiềm năng về lợi nhuận cao mà nguồn vốn bỏ ra không quá lớn.
Xem thêm: khóa học nấu ăn mở quán cơm
Hiện tại, số lượng khách của những quán cơm bình dân hiện nay rất đông do con người ngày nay bận rộn và dần không có thời gian tự tay chăm sóc bữa ăn của bản thân. Bài viết sau đây của Disney Cooking sẽ giúp bạn tìm hiểu về một số mô hình mở quán cơm bình dân được ưa chuộng hiện nay.
Nội dung chính:
Một số mô hình mở quán cơm bình dân hiện nay
Hướng tối đối tượng là sinh viên
Sinh viên là đối tượng khách hàng tiềm năng khi kinh doanh quán cơm bình dân. Đối với mô hình dành cho đối tượng này, quán của bạn nên ở gần các khu vực trường học và thực đơn bao gồm các món có giá cả phải chăng. Mức giá 20-25.000 đồng/ suất là phù hợp. Khung giờ đông đúc nhất thường rơi vào 11-1 giờ trưa.
Hầu hết các quán cơm bình dân hiện nay có số lượng khách đông (Ảnh: Nguồn Internet)
Nhân viên văn phòng
Nhân viên văn phòng hiện nay thường lựa chọn bữa trưa tại những quán cơm bình dân để tiết kiệm chi phí. Đây chính là đối tượng khách hàng tiềm năng khi kinh doanh quán cơm bình dân. Với khách hàng này, mức giá tầm trung từ 30-50.000 đồng/suất là hợp lý. Thực đơn nên đa dạng món ăn để thu hút và không gây nhàm chán.
Kinh nghiệm mở quán cơm bình dân
Xác định rõ đối tượng và mục đích
Điều đầu tiên trong kinh doanh bất kỳ mô hình quán ăn hay nhà hàng nào chính là xác định đối tượng khách hàng và mục đích của họ. Từng đối tượng khách hàng sẽ có sở thích, gu ẩm thực và tài chính để sẵn sàng chi trả khác nhau.
Ví dụ, nếu bạn cho sinh viên nhưng bạn lại mức giá trên 50.000 đồng/suất thì thật khó để quán cơm thu hút được đông khách. Còn nếu đó là đối tượng văn phòng, họ không chỉ quan tâm đến giá cả mà còn sự đa dạng của thực đơn và chất lượng món ăn.
Ngoài ra, nếu quán cơm của bạn hướng tới là công nhân thì giờ tập trung đông nhất của họ là từ 6h30 – 7h30 sáng và 17h – 18h chiều. Do đó, bạn cần xác định rõ nhưng yếu tố trên để vạch sẵn cho mình kế hoạch kinh doanh quán cơm cụ thể.
Kinh doanh quán cơm bình dân cần chú trọng chất lượng thực phẩm (Ảnh: Nguồn Internet)
Chuẩn bị nguồn vốn kỹ lưỡng
Vốn để mở quán cơm bao gồm rất nhiều khoản, bao gồm: tiền thuê mặt bằng, tiền trang trí quán, tiền mua bàn ghế, tiền thuê nhân công, tiền mua nồi chảo, mua nguyên vật liệu hằng ngày.
Đây là những khoản cố định để bắt đầu kinh doanh một quán cơm bình dân. Ngoài ra còn rất nhiều khoản phát sinh khác nên bạn cần vạch ra danh sách những thứ cần mua và ghi lại những khoản chi trong quá trình kinh doanh sẽ giúp bạn tránh và khống chế được những khoản chi phí phát sinh không cần thiết.
Đặc biệt là bạn nên chuẩn bị tinh thần và nguồn vốn dự trù trước vì hầu hết những tháng đầu kinh doanh không có lãi. Một khoản tiền cần được để dành trong những tháng này nhằm duy trì quán cơm cho đến khi thu hồi lại vốn và bắt đầu có lãi.
Tìm kiếm mặt bằng và lên thực đơn
Khi xác định được đối tượng khách hàng của mình và đảm bảo về nguồn vốn, bạn hãy bắt tay vào thực hiện hóa kế hoạch bằng việc tìm kiếm mặt bằng. Địa điểm là một trong những yếu tố quyết định lượng khách đến với quán cơm của bạn về lâu về dài.
Mặt bằng nên nằm ở những nơi dễ nhìn thấy và nằm gần các khu vực đông đúc như trường học, công ty… Bên cạnh đó, không gian quán cũng phải rộng rãi để khách đến cảm thấy thoải mái.
Cuối cùng, bạn cần xây dựng một thực đơn quán cơm hoàn chỉnh. Thực đơn cần bao gồm nhiều món để khách hàng có sự lựa chọn và tránh sự nhàm chán vì lặp đi lặp lại hàng ngày.
Để có được một quán cơm hấp dẫn bạn cũng cần phải có một kiến thức thật vững vàng, việc tìm cho mình một địa chỉ học nấu ăn để mở quán cơm vô cùng quan trọng đấy nhé. Chúc bạn thành công.